Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh Quảng Trị, toàn tỉnh hiện có 4 huyện có học sinh dân tộc thiểu số ở các cấp học, ngành học là Hướng Hóa, Đakrông, Gio Linh và Vĩnh Linh. Trong đó, riêng cấp trung học phổ thông (THPT) có 7 trường có học sinh dân tộc thiểu số và 1 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh.
Công tác giáo dục PTTH Dân tộc Quảng Trị rất được quan tâm
Theo đánh giá, số lượng, chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng như công tác quản lý giáo dục cấp THPT vùng dân tộc thiểu số ngày càng nâng cao. Nâng dần tỷ lệ giáo viên là người dân tộc, tổ chức dạy tiếng Bru – Vân Kiều cho 100{ac69f6809c308411ccd89c56f92549cd7ced2f1122e0090c201d25a006accc71} giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên trong các trường dân tộc nội trú và một bộ phận giáo viên công tác tại vùng miền núi. Triển khai đầy đủ chương trình bồi dưỡng thường xuyên, có đánh giá, kiểm tra cụ thể. Tổ chức các lớp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho cán bộ, giáo viên vùng khó với nội dung như: đổi mới phương pháp dạy học sát đối tượng, dạy học lớp ghép, dạy học phù hợp với miền núi, dạy học hòa nhập…
Ngoài ra, thực hiện tăng cường các biện pháp, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, giảng dạy trong các trường THPT vùng dân tộc thiểu số, trường phổ thông dân tộc nội trú. Các nhà trường đã phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức tư vấn tuyển sinh, giới thiệu các ngành nghề phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Trên cơ sở kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học chung toàn tỉnh, các đơn vị trường học đã xây dựng kế hoạch đổi mới cho trường mình; khai thác ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm dạy học phù hợp với nội dung chương trình… Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là trong công tác giáo dục dân tộc ở bậc THPT.
Vân Anh